image banner
GIẾNG LÀNG ĐA VĂN XÃ XUÂN SƠN - NÉT ĐẸP VĂN HÓA LÀNG QUÊ
Lượt xem: 351

“Cây đa, giếng nước, mái đình” là biểu tượng sống động của một làng quê truyền thống, mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi với mỗi người. Theo thời gian, những nét đẹp đặc trưng ấy cùng với cổng làng, ao làng, giếng làng và những cây cổ thụ ở nhiều làng quê bị lãng quên, dần nhường chỗ cho cuộc sống hiện đại.

Sau nhiều năm xây dựng nông thôn mới, các xóm và nhân dân dần nhận ra giá trị không gì thay thế được của vẻ đẹp truyền thống, tìm cách gìn giữ, phát huy hồn cốt của nông thôn mới. Những hình ảnh ấy đã đi vào tiềm thức của người dân, trở thành biểu tượng mang giá trị tinh thần của nhiều làng, xã. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giếng làng Đa Văn xã Xuân Sơn đã được khôi phục và lưu giữ.

 

Anh-tin-bai

GIẾNG LÀNG ĐA VĂN ĐƯỢC KHÔI PHỤC

 

Theo lời kể của các cụ cao niên, giếng đã có từ hàng trăm năm, giếng làng xưa kia là giếng đất. Cách đây hơn 30 năm, giếng là nơi cung cấp toàn bộ nguồn nước ăn cho người dân trong xóm, trên đị bàn xã có rất nhiều giếng ( giếng làng) để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đời sống ngày càng phát triển, nhà nhà trong xóm đều đào, khoan giếng để thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Cũng từ đó, hình ảnh người người, nhà nhà đứng xếp hàng quanh bờ giếng đợi gánh nước cũng không còn nữa.

 

Anh-tin-bai

 

Để gìn giữ giếng làng, người dân trong xóm đã sửa chữa, xây dựng, kè đá xung quanh giếng giữ cho giếng không bị sạt lở. Những  năm gần đây từ nguồn kinh phí xã hội hóa và đóng góp của con em đang công tác xa quê, nhân dân xóm đã xây dựng kiên cố bờ bao quanh thành giếng bằng gạch và hiện nay, giếng được quy hoạch thuộc khuôn viên của xóm quy mô 350m2. Giếng làng Đa Văn đang góp phần tạo nên hình ảnh làng quê nông thôn vừa tươi mới, vừa cổ kính, mộc mạc.

 

Anh-tin-bai

 

Trong kí ức của lớp người cao tuổi, giếng làng không chỉ có ý nghĩa cung cấp nguồn nước mát lành, mà nơi đây còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Giếng làng chính là nơi chứng kiến bao kỷ niệm buồn vui, thăng trầm của dân làng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhờ có giếng làng mà người dân sống chan hòa, gần gũi, đoàn kết với nhau hơn.

 

Anh-tin-bai

 

Có thể thấy rằng, trải qua những biến thiên của lịch sử, làng quê bây giờ không còn giữ được nguyên vẹn sự mộc mạc, giản dị như xưa. Tại một số xóm, có một thời lãng quên, người dân đã san lấp giếng làng để làm mặt bằng xây dựng các công trình: các công trình công cộng... Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cần khôi phục, giữ gìn nét văn hóa làng quê. Giếng làng - biểu trưng cho nguồn sống, sinh khí tốt lành đã và đang cần được gìn giữ, khôi phục nét văn hóa làng xưa, nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn - Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình./.

Võ Trung Thông
BẢN ĐỒ XÃ XUÂN SƠN - HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
image
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ XUÂN SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Đình Thu - Chủ tịch UBND Xã

Trụ sở: Xã Xuân Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0376622535 - Email:dinhthuctubnd@gmail.com